Đây là danh sách các loại kem trộn có chứa Corticoid đang được bày bán tràn lan trên thị trường, các bạn nên biết để tránh mua phải sản phẩm ảnh hưởng đến da. Dạo gần đây, trên mạng xã hội nổi lên những bài viết lên án mô hình đa cấp kinh doanh kem trộn. Đó không những là sự kinh doanh bẩn thỉu, vừa là sự buôn bán một mặt hàng mà về mặt thẩm mỹ là rất độc hại. Trước khi đưa ra danh sách các loại kem trộn thì mình sẽ cung cấp thêm cho các bạn 1 số kiến thức: Kem trộn là gì? Corticoid là gì? Kem trộn có chứa Corticoid sẽ gây hại gì cho da để các bạn có được những thông tin đầy đủ nhất nhé!
Nội dung chính bài viết
Kem trộn là gì?
Có được 1 làn da trắng là điều mà bạn gái nào cũng muốn có, chính vì thế mà các bạn tìm đến những sản phẩm làm tránh da. Tuy nhiên, vì những sản phẩm giúp trắng da an toàn, lành tính thường không giúp da trắng lên nhanh trong 1 thời gian ngắc. Các sản phẩm mỹ phẩm này vì thành phần lành tính, an toàn nên chúng chỉ có thể giúp da của chúng mình sáng lên từ từ, sử dụng trong một thời gian dài thì mới thấy da sáng và đồng đều màu, đồng thời da khỏe hơn. Vậy nên, có nhiều bạn không đủ kiên nhẫn để sử dụng những loại mỹ phẩm chính hãng an toàn đã nghe theo những lời quảng cáo: “kem trắng da bật tone ngay tức thì”, “nâng đến hai, ba tone da”, “da trắng mịn không tì vết, làm trắng ngay cả da đen lì”, “trị mụn hết dứt điểm trong vài ngày”, “nám và tàn nhang cũng nhanh chóng biến mất”,… Chính những lời quảng cáo này mà nhiều chị em sẵn sàng mua những loại mỹ phẩm được trộn xanh đỏ hổ lốn trong những chiếc chậu mà chẳng cần biết về thành phần, nguồn gốc hay thương hiệu nào cả…. Những sản phẩm này chúng ta vẫn hay gọi là kem trộn. Mà kể ra cũng buồn cười lắm, có nhiều bạn am hiểu về mỹ phẩm vào khuyên thì cũng có không ít người vẫn cãi cùn là: Mỹ phẩm nào mà chẳng phải trộn lên.
Vậy nên hôm nay mình sẽ nói rõ cho các bạn biết kem trộn là gì nhá: Kem trộn là loại kem được “chế tác” từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, với các thành phần tự chế điển hình như vitamin E, Cortibion, Aspirin, Alcohol, Corticoid. Trong đó thành phần gây hại nhất chính là Corticoid, đây được xem như là một chất ức chế hệ miễn dịch ở da. Khiến da giữ nước, căng bóng sau khi apply kem lên da trong vòng 24h. Corticoid dùng ở nồng độ cao gây nên những tác dụng phụ như tẩy trắng da. Bởi vậy các hãng kem trộn thường lợi dụng tính năng này của corticoid trộn với nồng độ cao vào sản phẩm để bán. Người tiêu dùng nếu không hiểu biết khi dùng kem thấy trắng da nhanh chóng lại càng thích thú và sau đấy khiến da ngày càng tồi tệ hơn. Trên shopee hiện nay cũng đang bán rất nhiều loại kem trộn, các click vào đường link dưới đây để biết các loại kem trộn đó và tránh ra nhé:
Corticoid là gì?
Corticoid có tên gọi đầy đủ là glucocorticoid, đây là một hormon vỏ thượng thân có thể thúc đẩy tổng hợp glucose từ protid, thải K+, giữ Na+ và có thể kiềm chế tác dụng của ACTH. Corticoid có hai loại chính đó chính là Cortisol và Corticosteron, Corticoid được tạo ra từ quá trình dẫn xuất của cortisol hay hydrocortison. Corticoid có tác dụng giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể sẽ có thể gây ra hiện tượng gây phù cơ thể, rối loạn chuyển hóa lipid, làm đọng mỡ trên mặt, cổ và lưng. Cho nên nếu bạn sử dụng Corticoid lâu ngay thì sẽ có thể khiến cho cơ thể bị béo phì, mặt tròn hơn nhưng thật ra thì cơ thể đang teo cơ. Corticoid có thể làm loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày, giảm sự đề kháng, dễ mắc bệnh lao, bệnh nấm. Dùng Corticoid quá lâu sẽ có nguy cơ làm teo tuyến thượng thận, Corticoid vốn dĩ đã rất nguy hại đối với con người và càng nguy hại hơn đói với trẻ em. Đọc đến đây rồi thì mong những bạn nào đang muốn sử dụng kem trộn hãy từ bỏ ý định đó đi, và đừng bảo “kem nào cũng là kem trộn” nữa nhé!
Tác hại của việc dùng các loại kem trộn chứa Corticoid
Có một điều mà chúng ta không thể phủ nhận được đó là khi mới xài kem trộn trắng da thì những vết mụn sẽ lặn mất tâm”, vết thâm mờ đi rõ rệt. Da dẻ sẽ sáng mịn và căng như mọng nước, da sẽ rất đẹp lúc đó không có gì để phàn nàn cả. Tuy nhiên, sau một thời gian, da sẽ mỏng hơn, yếu đi, dễ bị lộ các mạch máu, tia máu dưới da. Da trở nên nhạy cảm, dễ bị dị ứng, ngứa, nổi các mụn nước nhỏ li ti,…Đây sẽ là biểu hiện của tình trạng da bắt đầu yếu dần đi, kèm theo đó là các mô biểu bì sẽ không tốt như trước nữa. Làn da cực kỳ nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Trong khoảng thời gian này, nếu các bạn ngưng sử dụng kem thì da mặt càng trở nên ngứa ngáy, tình trạng mụn càng tệ thêm đi. Đó cũng là lý do mà nhiều chị em dù biết khi sử dụng sẽ gây hại cho da, nhưng vẫn cứ dùng, dần dần chất độc càng nhiễm sâu hơn vào da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Theo bác sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện da liễu Trung Ương) cho biết: “Sản phẩm có chứa corticod dễ mang cho da có vẻ trắng mịn, nhưng lại gây giãn mạch, nám da, thậm chí có thể gây ung thư da nếu sử dụng lâu ngày. Hậu quả là việc điều trị phải mất rất nhiều thời gian mà khả năng phục hồi thấp, chỉ khoảng 20 – 30%”. Ngoài ra, các loại kem trộn dù tên, hãng có khác nhau thì đều có những thành phần tương tự như: Aspirin PH8, Cortibion, Vitamin E, Becozym,…đều là những nguyên liệu khá rẻ tiền. Khi sử dụng lâu ngày các loại kem trộn kem chất lượng, da chúng mình bị tàn phá rất nhanh, và những hậu quả về sau thực sự rất khó lường. Tuy vậy, vẫn còn nhiều chị em, nhất là những người sống ở vùng nông thôn cả tin, thiếu kiến thức về mỹ phẩm, làm đẹp nên rất dễ bị dụ dỗ, hay đơn giản là nghe lời truyền miệng mua về dùng. Kể cả khi da gặp hậu quả thì những người này vẫn chủ quan và không đi chữa bị tại các bác sĩ da liễu, làm cho tình trạng ngày càng tệ đi. Không chỉ Việt Nam mà trên thế giới cũng có rất nhiều trường hợp để lại hậu quả đáng tiếc, thậm chí là tử vong khi sử dụng kem trộn. Để tránh hại cho da thì các bạn nên mua những loại mỹ phẩm chính hãng và ở các shop uy tín nhé, dưới đây là 1 số bài viết mình đã tổng hợp các shop mỹ phẩm uy tín, mong rằng nó sẽ hữu ích cho các bạn:
- Các shop mỹ phẩm uy tín trên shopee được nhiều người đánh giá cao
- [Bóc phốt] Các shop mỹ phẩm lớn dính nghi án bán hàng Fake, không rõ nguồn gốc
- Tất tần tật các địa chỉ, shop mỹ phẩm Online thực sự uy tín ở Hà Nội Và TP.HCM
Cách khắc phục hậu quả khi đã dùng kem trộn trắng da
Trước tiên để khắc phục hậu quả sau khi đã sử dụng kem trộn bạn cần phải dừng sử dụng sản phẩm ngay lập tức. Trong thời gian đầu khi ngừng sử dụng, có thể da của bạn sẽ bị shock và sẽ có những phản ứng bất thường. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng mà hãy đến các bệnh viện để bác sĩ da liễu thăm khám và chẩn đoán mức độ nhiễm độc nhiễm trùng của da như thế nào, để từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, hãy chăm sóc làn da của bạn hàng ngày để da có thể phục hồi trở lại nhanh chóng bằng cách: Rửa mặt sạch sẽ: Rửa mặt hàng ngày luôn là một bước rất quan trọng trong quy trình chăm sóc da, giúp loại bỏ bụi bẩn, cho dù làn da của bạn có bị nhiễm hay không. Hãy rửa mặt mỗi sớm thức dậy và sau khi ngủ bằng cách loại sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp với làn da của bạn. Chăm sóc da: Sử dụng thuốc mà bác sĩ da liễu đã kê đơn. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có thương hiệu tốt để chăm sóc lại từ đầu như serum và toner, kem dưỡng ẩm, mặt nạ,… Đồng thời sử dụng các mặt nạ dưỡng da, tẩy da chết 2 tuần/ lần,… Tuy nhiên, hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da của bạn, cách tốt nhất là tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ da liễu. Sử dụng kem chống nắng: Tia cực tím UV cực kì có hại cho làn da của bạn, vì vậy bạn phải bảo vệ làn da mỗi khi đi ra ngoài trời bằng cách thoa kem chống nắng và sử dụng các loại sản phẩm che chắn khác như áo chống nắng, mũ nón rộng vành,… Điều này vừa có tác dụng làm trắng, đồng thời vừa bảo vệ được da khỏi các tia UV độc hại. Tóm lại, kem trộn là hỗn hợp của những sản phẩm được sử dụng để làm trắng da. Tuy nhiên, chúng đều là những sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ được bán trên mạng xã hội. Do vậy, kem trộn thường để lại hậu quả khó lường, những người sử dụng kem trộn có xuất hiện dấu hiệu bất thường trên da như viêm da, mụn, tàn nhang,… Nhưng đa phần số đông người dùng vì thấy cái đẹp trước mắt mà bỏ qua những tác hại sau này. Sắc đẹp là cần thiết trong cuộc sống hiện đại nhưng sức khỏe càng quan trọng hơn. Vì vậy, bạn không nên nghe theo những lời chào mua bán trên các trang mạng xã hội để tự hủy hoại làn da của mình. Hãy trở thành người tiêu dùng thông minh lựa chọn sáng suốt trong thời đại công nghệ số.
Danh sách các loại kem trộn theo bộ Y Tế đưa tin
Dưới đây là danh sách 73 loại kem trộn mà bộ Y Tế công bố là kem trộn, các bạn nên biết để tránh
Ngoài ra, sau khi tổng hợp từ các group làm đẹp mình cũng tìm thêm được 1 số danh sách các loại kem trộn khác nữa, các bạn hãy cùng tham khảo
Những các nhận biết kem trộn các bạn nhất định phải biết
Mỗi ngày xuất hiện nhiều loại kem trộn mới nên hôm nay mình viết bài này nêu cách nhận biết kem trộn theo cái nhìn chủ quan của mình. Ai có thêm kinh nghiệm nhận biết kem trộn có thể chia sẻ cho chị em ạ.
Thứ Nhất : nhìn vào cái tên sản phẩm.
Nhiều người đọc tên sản phẩm mà vẫn còn hỏi đây có phải kem trộn không? Nên mình sẽ tổng hợp lại các coment của chị em về cách phân biệt theo tên. Mấy kem trộn thường có mấy cái tên nghe rất lởm như sau: + Tên Tiếng Việt theo kiểu tên một con nào đó. Ví dụ: Linh Hương, Huyền Cò, My Miu, Linh Nhâm,… + Tên vừa Việt vừa Anh. Ví dụ: Vân Tiny, Lily’s white,… + Tên Tiếng Anh sển sẩm, thậm chí còn chẳng ra tên, hoặc hay đi kèm chữ white, doctor, care, top,… Ví dụ: white body, white doctor, jenny, mother &care, Nelly, riori, top pure, top white, QOB’cre, Lro’cre,… + Cứ thấy chữ: thảo dược, gia truyền, đông y, rượu thuốc, thiên nhiên là trộn hết ráo, mọi người tự động né. Đấy, thấy mấy cái tên vớ vẩn, nghi nghi thì chị em xem tiếp các dấu hiệu bên dưới.
Thứ 2: nhìn vào chất kem
Thường thì kem trộn hay có màu vàng vàng hoặc trắng đục. Cứ gặp kem nào mà màu thế này thì bạn không phải nghĩ đâu, biết nó là cái gì rồi. Mà bây giờ kem trộn tiến hoá lên một tầm cao mới rồi. Mấy kem màu kia là loại vớ vẩn thôi. Kem trộn cao cấp còn có đầy đủ từ sữa rửa mặt, serum (tinh chất), nước hoa hồng, cream ấy chứ.
Thứ 3: nhìn vào pr công dụng
Mình nể nhất mấy mẹ bán kem có thể pr thế này mới kinh: kem của các mẹ ấy có thể trị được mụn, trị nám, tàn nhang, dưỡng ẩm, dưỡng trắng, chống nắng, trị thâm, se khít lỗ chân lông. Eo ơi, thật là thần thánh, 1 lọ kem trị được tất cả các vấn đề về da, trên thế giới chưa một hãng mĩ phẩm nào có thể cho ra đời loại kem “tất cả in 1” như thế đâu. Các chị giỏi quá, hoặc khi nghe cái kiểu: da trắng sáng/ sạch mụn sau 3 ngày/ 7 ngày/ 10 ngày thì chắc chắn 1000% là trộn rồi. Nhưng kiểu pr này hiệu quả lắm nhé lừa được rất nhiều người. Nhất là những bạn nào đang bế tắc vì mụn, chưa có kinh nghiệm dùng mĩ phẩm nên rất dễ tin theo và mua. Nhiều người còn nghĩ kem đắt thế làm sao mà là kem trộn được cơ.
Thứ 4: nhìn cách các chị khoe thành tích.
Giờ kem trộn cũng thành lập công ty nọ kia như thật mọi người ạ. Vào face các chị bán kem trộn thì thấy các chị hay khoe nhiều đại lí, cộng tác viên này kia, rồi kem của các chị đạt giải thưởng này kia, cúp lọ cúp chai, rồi giấy chứng nhận, rồi tem chống hàng giả của Bộ Công an. Thực ra mấy cái này chỉ loè được mấy em gái dễ tin người và lần đầu tìm mua mĩ phẩm thôi. Bổ sung thêm nữa vì các chị em nhắc mình mới nhớ ra. Cứ cái kem nào hay thuê hotgirl, hotface, diễn viên pr thì đều là trộn hết nhá. Có nhiều bạn cứ vào hỏi đây có phải trộn không? Trong khi đó các bạn tra google cái tên chưa đến 2 phút là ra một loại ảnh mấy con hotgirl cầm sản phẩm chụp choẹt, rồi một đống cúp bày bừa chụp toé loe.
Thứ 5: nhìn vào nguồn gốc sản phẩm
Mình thấy một số kem trộn khuấy hay được pr là xuất xứ Hàn, Mỹ,… phân phối độc quyền về Việt Nam nhưng tin mình đi, không bao giờ tìm được trang web nước ngoài nào về sản phẩm này đâu. Và các chị bán kem đã khôn hơn, tiến hoá hơn khi giờ lại có chiêu mới: NGUYÊN LIỆU nhập từ Hàn, Mỹ, Úc,…. Đấy, nghe có mĩ miều không chứ?
Thứ 6: kem trộn cũng được bày bán ở hiệu thuốc nhé.
Đừng nghĩ cứ đồ ở hiệu thuốc là auto tốt. Giờ nhiều hiệu thuốc cũng công khai bày bán và thậm chí làm đại lí luôn cho mấy hãng kem trộn.
Thứ 7 (bổ sung)
Mùi kem cứ gọi là thơm nồng nặc như mùi nước hoa rẻ tiền. Mình ấn tượng cái mùi này lắm. Ngày trước đi chữa mụn ở chỗ bà bác sĩ hẳn hoi. Bà bán cho cái kem chính bả trộn, về sợ không dám dùng. Cái kem dây ra tay mình rửa mãi mà còn không bay hết mùi cơ. À, bonus thêm quả cãi thần thánh của các chị khi cùn nhé “kem nào mà chả phải trộn các nguyên liệu lại” Cứ gặp bà nào nói câu này thì 1000% là bán kem trộn nhé ???? Mọi người nên cẩn thận với trò livetream tắm trắng bật tông ngay, bôi kem body bật tông ngay, thậm chí ăn luôn kem để chứng minh an toàn nhé. Nhiều người dễ bị lừa quá. ❌ Nếu một ngày bạn phân vân không biết sản phẩm mình muốn mua có phải kem trộn không thì hãy soi vào các dấu hiệu mình vừa nêu trên nhé.
Kem habyory có phải kem trộn không ạ
Bộ đôi kem trị nám Berrijoy có phải kem trộn không. một hộp màu vàng, một hộp màu nude, mùi thì hắc hắc
Cho hỏi kem mụn hoa đào có phải kem trộn không ?
Kem my miu có phải kem trộn k mọi người
Kem bơ olic trị nám có phải trộn không ạ
Kem trị mụn kamel detox acnes serum có phải kem trộn không ạh
Mình cũng đang muốn hỏi về kem bơ olic
Cho mình hỏi là,shop THƯ LÊ HAY LÊ THƯ GÌ ĐÓ CÓ PHẢI LÀ BÁN KEM TRỘN KO Ạ?
Kem face nhung p1 ponry là kem trộn đúng không ạ
Kem tròn ban đê biet lam.ban nao khi mua kem ve mà ghi ngo có phai kem tròn không thi hoa vào ly nuoc lanh.nêu mà kem thu thiên nhiên khi cho vào nuoc là nó hoà tan trong nuoc lùn.con ma hoà vào ma thay nó nổi hoặc chim suong hoặc đóng cuc trong ly là kem trộn nha.dung dai mà boi len mặt hôi hận không kip mình đã lơ dai sài kem trôn gio dang tim cách để bo dây.tin minh đi
Cho hỏi serum vita green tảo biển có phải thuộc kem trộn k mọi người? Nghe hoang mang quá cơ
Cho m hỏi bộ kem ADA co phải kem trộn k
Kem face 4in phải kem trộn không mn?
Dr hany shine có phải trộn không ạ
Kem face ht gold co phai kem tron k ak
Cho em hỏi hãng puderma có phải trộn k ạ?
Kem baby fake milk có phải kem trộn không ạ
Hathor beauty có phải trộn ko z ạ
Kem bơ 4.0cua Lan Trinh có phải kem trộn ko ạ, có chất gây hại da ko
kem whiting cream của sengo phải trộn ko ạ
Kem meiduzi phải trộn k ạ
Kem MD beauty của CTY thương mại TNHH mỹ phẩm đoan minh lê địa chỉ 20 chế lẫn viên.phường tân thạch.tp HCM xóa phải kem trộn k mọi người mà đợt này thấy nhiều ng review ác quá
cho mình hỏi themis có phải kem trộn không ạ
Làm về kem king cream đang hot đi chị
Face lụa của sica white có phải là kem trộn k ạ
Kem của sengo có phải kem trộn k ạ 🙁
Kem. Cosy white có phải kem trộn ko mọi người
Mình cũng đang tìm hiểu thông tin, dạo gần đây trên mạng thấy mọi người rewe muon dùng thử, lên google tra thông tin chỉ nói thành phần, ko có thông tin của nhà sản xuất hay địa chỉ hàn quốc giống như loại kem của hàn khác.
Kem trị mụn Galamy cosmetics của Tân Hoàng Minh phải kem trộn ko ạ. E hoang mang quá.
Tici có phải kem trộn ko v bạn?
Kem của segno có phải kem trộn k ạ ?
Cho e hỏi kem acosmetic có phải là kem trộn kho9ng ạ
Sản phẩm yodywhite có corticoid không ạ. Em hoang mang quá!
Cho em hỏi kem face Seimy – Diamond Luxury có phải kem trộn không ạ
Em cảm ơn !!
kem face của Halora có phải kem trộn k ạ
Kem ygaly có phải kem trộn không a
Bena có phải kem trộn ko chị vs truesky
Tailor made C có phải kem trộn ko ạ
Kem Oshiya đông trùng hạ thảo có phải kem trộn 0 ạ
Cho mình hỏi kem tái tạo da O2B có phải trộn không ạ?
Cho mình hỏi . Sirum ditocblan có phải là kem trộn k
cho e hỏi kem oshiya có phải là kem trộn kg vậy ạ
Kem ygaly có phải kem trộn không a